Trẻ Có Nguy Cơ Hen Suyễn Cao và Lợi Ích Từ Sữa Mẹ

TRẺ CÓ NGUY CƠ HEN SUYỄN CAO &

LỢI ÍCH TỪ SỮA MẸ

Hầu như ai cũng biết sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô giá cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng đối với trẻ mang gen có nguy cơ hen suyễn cao thì sữa mẹ càng quý hơn gấp nhiều lần.

Trong một cuộc nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi đồng Basel – Trường ĐH Basel (Thụy Sỹ) đã tiến hành nghiên cứu trên 370 trẻ sơ sinh. Nội dung nghiên cứu bao gồm các vấn đề như tần suất và biểu hiện của những vấn đề liên quan đến hô hấp, tình trạng bú mẹ trong năm đầu tiên của trẻ và hồ sơ di truyền.
Cho thường xuyên làm giảm các nguy cơ xấu đến hệ hô hấp

Kết quả: trong số những trẻ mang biến thể gen 17q21 (đột biến gen được chứng minh làm tăng nguy cơ hen suyễn) thì những tuần trẻ được bú mẹ có nguy cơ xuất hiện các triệu chứng hen suyễn thấp hơn đến 27% so với những tuần trẻ không được bú mẹ.

Cho trẻ bú thường xuyên, các triệu chứng ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp của trẻ sẽ ít xuất hiện hơn.

Không chỉ vậy, theo các nhà nghiên cứu, đây là kết quả đầu tiên cho thấy việc cho trẻ bú mẹ có thể làm thay đổi tác động của biến thể gen, nhờ đó giảm những biểu hiện do chúng gây nên.”

Nghiên cứu này khẳng định thêm một điều: sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng có một không hai đối với sức khỏe của con. Hãy dành cho con bạn những điều tuyệt vời từ lúc chào đời nhé.

Tìm hiểu thêm: Hãy nuôi con bằng sữa mẹ với mọi giá

Có Nên Dùng Máy Hút Sữa Không ?


CÓ NÊN DÙNG MÁY HÚT SỮA KHÔNG?

Có thể nói máy hút sữa ra đời là một cuộc cách mạng trong vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ. Trên thế giới, máy hút sữa đã được sử dụng gần hai thế kỷ để hỗ trợ cho việc vắt sữa mẹ. Bên cạnh những lợi ích máy hút sữa mang lại cũng không thể tránh khỏi những yếu điểm của nó. Vậy có nên dùng máy hút sữa hay không? Câu hỏi này sẽ được trả lời qua nội dung bài viết sau.

1. Những lợi ích từ máy hút sữa cho mẹ và cho bé:

- Hút sữa tốt, duy trì tuyến sữa: mẹ cho con bú hoặc vắt sữa đều đặn thì tuyến sữa tiết ra thường xuyên, ngược lại nếu việc bú sữa hoặc vắt sữa ngưng lại thì tia sẽ dễ tắt ngẽn. Thao tác này lặp đi lặp lại theo chu kì thì cơ chế tiết sữa bầu ngực mẹ sẽ quen dần, mẹ đảm bảo đủ sữa cho con. Do đó, máy hút sữa là công cụ hỗ trợ tốt cho mẹ duy trì tuyến sữa.

- Giảm cân sau sinh: cho con dùng sữa mẹ được xem là “chiến lược giảm cân” sau sinh. Trong giai đoạn ở cữ, mẹ ăn nhiều và vận động ít nên có thể nói mẹ “lên ký chóng mặt”. Để giảm cân an toàn, mẹ nên siêng cho con dùng sữa mẹ bằng cách bú trực tiếp hoặc vắt sữa bằng dụng cụ hút sữa. Việc cho bé bú và vắt sữa góp phần làm mẹ tốn nhiều năng lượng, từ đó giảm cân nhanh hơn.

- Nuôi con bằng sữa mẹ trong trường hợp bất khả kháng: trường hợp bất khả kháng có thể phát sinh từ mẹ (quá ít sữa, đầu vú khuyết tật, phẫu thuật thẩm mỹ, sinh non…) hoặc từ con (miệng bé nhỏ không ngậm được ti, bé bị hở hàm ếch…) rất có thể xảy ra. Khi mới sinh, cơ thể bé íu ớt là lúc cần sữa mẹ nhất. Dùng máy hút sữa để lấy sữa cho bé uống là giải pháp tuyệt vời.


Sữa mẹ sau khi vắt để sẵn ở nhà nên bố có thể thay mẹ cho bé bú.

- Tiết kiệm chi phí: mẹ có thể mua hoặc thuê máy hút sữa, hai cách này đều rẻ hơn việc mua sữa công thức. 
- Có thể bán sữa hoặc gửi sữa cho người thân: sữa sau khi hút ra bằng máy hút sữa, mẹ có thể gửi tặng cho ngân hàng sữa, cho người thân hoặc bán. Việc làm này sẽ không phí phạm nguồn sữa mẹ mà còn mang lại lợi ích kinh tế.
>> Tuy chưa có các nghiên cứu khẳng định mức độ tuyệt đối các lợi ích máy hút sữa mang lại nhưng qua đánh giá từ người sử dụng, máy hút sữa là giải pháp tốt nhất để mẹ có thể nuôi con bằng sữa mẹ và được các tổ chức y tế khuyên dùng. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp mẹ tránh các căn bệnh hiểm nghèo (tiểu đường, ung thư vú, nhồi máu cơ tim và rối loạn chuyển hóa chất…); đồng thời giúp bé phát triển khỏe mạnh. Do đó, bằng mọi cách để nuôi con bằng sữa mẹ là điều nên làm.

2. Những yếu điểm của máy hút sữa ảnh hưởng đến mẹ và bé:

Máy hút sữa mang lại nhiều hữu ích cho người dùng nhưng nó cũng có một số bất lợi cho mẹ và bé nếu lạm dụng thiết bị này.
  • Đối với mẹ:
 - Ảnh hưởng đến sức khỏe đầu ti: đầu ti là nơi tiếp xúc và bị tác động chủ yếu của lực xoa bóp, bơm và thả của thiết bị. Đặc điểm của đầu ti là nhạy cảm và có vùng da non nên khi sử dụng cần chý ý: kích thước cổ phễu cần khớp với đầu ti, có lớp đệm sillicon để tiếp xúc êm ái, các lực cần có nút điều chỉnh thích hợp.

- Viêm vú: nếu thực hiện thao tác hút không đúng cách có thể bị đau và viêm vú.
  • Đối với bé:
- Sữa bị nhiễm khuẩn: sữa vắt sẽ tiếp xúc qua hàng loạt các bộ phận của máy hút (phễu, xilanh, nắp xilanh, van sillicon, bình chứa…). Các bộ phận nhựa và sillicon này phải đảm bảo làm từ vật liệu an toàn cho bé. Đồng thời, trong quá trình bảo quản sữa cũng cần đúng cách, nếu không sữa dễ bị mất chất dinh dưỡng, mất các lợi khuẩn.

- Tình cảm mẹ con giảm: Trong thời gian cho con bú, tiếp xúc giữa da mẹ và bé làm tăng tình cảm mẹ con, mẹ có thể âu yếm bé, vuốt ve tay, chân bé…làm bé thoải mái và thích thú bú sữa hơn. Đồng thời hành động bú sữa của bé kích thích mẹ tiết ra các hoocmon có lợi. Do đó, nếu lạm dụng việc dùng máy hút sữa sẽ hạn chế đi tình cảm mẹ con.

>> Máy hút sữa có nhiều hữu ích nhưng quá lạm dụng và dùng không đúng cách sẽ gây tác dụng phụ. Do đó, mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức sử dụng sản phẩm để tận dụng cái lợi và né đi cái hại cho mình.

3. Có nên dùng máy hút sữa hay không

Ai cũng biết mọi thứ thuận theo cơ chế tự nhiên vẫn là tốt nhất. Sinh thường tốt hơn sinh mổ, sữa mẹ tốt hơn sữa công thức và không ngoại lệ, cho bé bú trực tiếp luôn tốt hơn bú gián tiếp. 

Nhưng trong cuộc sống hiện đại ngày nay, phụ nữ đi làm sau thời gian ở cữ rất phổ biến. Vừa đảm bảo kinh tế, vừa đảm bảo nuôi con bằng sữa mẹ là điều không hề đơn giản đối với mẹ. Mẹ rất dễ mất cân bằng trong việc này, thậm chí có thể hi sinh một trong hai. Do đó, máy hút sữa ra đời là sự đổi mới tích cực trong cách thức nuôi con bằng sữa mẹ - không bên cạnh con nhưng con vẫn dùng được sữa mẹ. 
Máy hút sữa Sanity là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp mẹ nuôi con bằng sữa mẹ.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá có một không hai. Nuôi con bằng sữa mẹ là hành động thiêng liêng được mọi tổ chức y tế trên thế giới khuyên dùng (đặc biệt tại các quốc gia phát triển: Pháp, Mỹ…). Thiết bị máy hút sữa là giải pháp thay thế trường hợp mẹ không thể cho con bú trực tiếp nhưng vẫn muốn nuôi con bằng sữa mẹ. Do đó, mẹ có thể sử dụng sản phẩm này song song với việc cho con bú trực tiếp.

Các công cụ máy móc nói chung và máy hút sữa nói riêng là sản phẩm hỗ trợ cho cuộc sống chúng ta tiện lợi hơn. Nhưng tựu chung lại không gì có thể thay thế được con người đặc biệt là tình người,cụ thể hơn là tình cảm mẫu tử thiêng liêng. Do đó, để đảm bảo nuôi con bằng sữa mẹ bằng mọi cách mẹ hãy sử dụng máy hút sữa. Dụng cụ này hỗ trợ tích cực, giúp mẹ an tâm hơn trong việc và đảm bảo sự phát triển tự nhiên của trẻ, nhưng khi có thể, mẹ hãy cho con trẻ bú trực tiếp nhé.

Đọc thêm: Những khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ.
                  Vì sao phải nuôi con bằng sữa mẹ với mọi giá ?



Những Khó Khăn Mẹ Thường Gặp Khi Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ


NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ VÀ NHỮNG 

KHÓ KHĂN CỦA MẸ

Nuôi con bằng sữa mẹ rất tốt cho trẻ, sữa mẹ cung cấp dinh dưỡng và một lượng kháng thể lớn từ cơ thể mẹ truyền qua cho trẻ. Lượng kháng thể này sẽ giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, chống chọi với điều kiện môi trường và các bệnh tật khi cơ thể của trẻ còn yếu. 
Hiện nay, việc mẹ không có đủ sữa cho con nhỏ là một vấn đề báo động ở Việt Nam. Nguyên nhân nào xảy ra hiện tượng này? Và các khó khăn trong việc nuôi con bằng sữa như thế nào? Mời các bạn xem qua các nguyên nhân dưới đây.

1/ Dấu hiệu có thể thấy rõ

  • Các mẹ sau khi sinh không tăng cân nhiều mà chỉ tăng cân dưới 500 gam/1 tháng, trọng lượng không thay đổi nhiều là dấu hiệu đáng quan tâm vì cho thấy cơ địa của các mẹ không phục hồi sau thời gian sinh. 
  • Các mẹ thường đi tiểu và nước tiểu cô đặc, dưới 6 lần/1 ngày cho thấy các mẹ thường thiếu dinh dưỡng cho cơ thể, kèm theo việc các mẹ ít bổ sung nhiều nước. 
  • Việc trẻ nhỏ bú mẹ nhưng trẻ cảm thấy không thoả mãn sau mỗi bữa bú trẻ sẽ khóc và bú nhiều lần. 
  • Trẻ khóc thường xuyên khóc do đói sữa và các mẹ phải cho bú các bữa bú quá gần nhau kèm theo thời gian bú kéo dài. 
  • Trẻ không chịu bú do trong sữa xuất hện mùi khó chịu. Khi các mẹ ăn các thực phẩm nhạy cảm. 
  • Trẻ đi ngoài phân rắn hoặc xanh do không được tiếp thu nhiều sữa và các vi tố dinh dưỡng thiết yếu, lượng kháng thể ít, trẻ dễ bệnh. 
Trẻ khó chịu khi bị đói sữa

2/ Cách xử trý khi các mẹ rơi vào tình trạng khang sữa cho con nhỏ

Đối với các mẹ không đủ sữa: 
  • Theo dõi các kỹ năng huấn luyện massage tuyến sữa để kích thích tuyến sữa sản sinh. Kết hợp với ăn uống bổ sung dinh dưỡng để tuyến sữa tiết ra điều độ. 
  • Quan sát và đánh giá bữa bú của trẻ để kiểm tra tư thế và cách ngậm bắt vú của trẻ, xem mẹ có cho con bú đúng tư thế hay không, nếu các tư thế cho trẻ bú tư thế nào kích thích tuyến sữa tiết ra nhiều thì nên giữ tư thế đó thường xuyên. 
  • Đánh giá tâm lý của các mẹ lúc cho trẻ bú, tâm trạng tốt sẽ cho sữa nhiều hơn, nếu tâm trạng căng thẳng sẽ dẫn đến tuyến sữa bị ức chế tiết sữa. 
  • Gặp bác sĩ nếu phát hiện đúng nguyên nhân như tâm lý, dinh dưỡng,... để được hướng dẫn đúng cách hơn. 

3/ Vấn đề thường gặp ở bầu sữa của các mẹ:

Núm vú tụt vào trong và lời khuyên
  • Trẻ bú từ vú chứ không phải từ núm vú, vì thế các mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn khi trẻ bú thì núm vú của các mẹ sẽ được kéo ra. Nên một phần núm vú bị tụt khiến các mẹ thường ít tự tin trong việc nuôi trẻ. 
  • Các mẹ nên kiên nhẫn giúp đặt trẻ vào vú mẹ sớm ngay sau sinh và giúp kích thích tuyến sữa khi sữa chưa kịp về 
  • Các mẹ nâng phần dưới vú bằng các ngón tay của mình và dùng ngón cái ấn nhẹ lên phần trên vú giúp cho quầng và núm vú nhô ra để trẻ ngậm bắt vú tốt hơn. 
Đau nhức hay nứt núm vú:
Nứt nẻ từ đầu núm đến xung quanh chân núm vú, có khi chảy máu, dẫn tới nhiễm trùng, khiến các mẹ hạn chế cho trẻ bú mẹ. Cách xử lý:
  • Mẹ không nên dừng cho con bú mà cần hỉnh lại cách ngậm bắt vú. Hãy bắt đầu với bên vú đau ít hơn. Các mẹ thử cho con bú theo nhiều tư thế khác nhau để trẻ tự tìm đến, ngậm bắt vú. 
  • Vắt vài giọt sữa xoa lên núm vú rồi để khô tự nhiên 
  • Không rửa vú bằng xà phòng hoặc bôi kem lên núm vú 
  • Không để vú bị căng sữa 
                                                                       Các tư thế cho bé bú

Cương tức – tắc tuyến sữa: Biểu hiện bầu vú sưng, nóng, đỏ, đau, da căng bóng và núm vú phẳng như bị tụt vào trong. Thường xảy ra vào ngày thứ 3-4 sau khi các mẹ mới sinh. Khi gặp các vấn đề này các mẹ nên dùng các cách sau đây: 
  • Đắp khăn lạnh lên vú để giảm sưng nhanh 
  • Cho trẻ bú liên tục để tuyến sữa được giải phóng 
  • Cho bú cả hai bên bầu vú của các mẹ 
  • Chỉnh lại cách ngậm bắt vú của trẻ 
  • Massage nhẹ bầu vú giúp cho sữa lưu thông (dân gian thường lấy lược chải nhẹ trên 2 bầu vú từ trên xuống) 
  • Ấn vào chỗ quầng thâm để giảm sự căng cứng giúp trẻ ngậm bắt vú tốt hơn 
  • Vắt bớt sữa ra để giảm áp lực giúp trẻ bú dễ dàng hơn. 
Tắc tia sữa biến chứng viêm vú: Biểu hiện bầu vú sưng cứng, rất đau, da đỏ từng mảng, toàn thân không khỏe, sốt. Khi gặp các dấu hiệu trên các mẹ nên.
  • Tiếp tục cho trẻ bú để kích thích tuyến sữa hoạt động tạo sữa. 
  • Cho trẻ bú ở nhiều tư thế khác nhau sao cho lưỡi và cằm của trẻ áp gần vào vùng da tấy đỏ. 
  • Lưỡi và cằm của trẻ sẽ mát xa vùng viêm giúp lưu thông sữa tại các vùng này, khiến các tuyến sữa được kích thích tránh tắc nghẽn. 
  • Nếu căng sữa quá trẻ khó bú: dùng máu hút sữa để hút sữa ra nhằm kích thích tuyến sữa. Sau 24 giờ mà các mẹ thấy không đỡ thì các mẹ nên đến cơ sở y tế

Nguồn: Healthy-easy.com




        Vì Sao Bạn Phải Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ Bằng Mọi Giá?


        VÌ SAO BẠN PHẢI NUÔI CON HOÀN TOÀN 

        BẰNG SỮA MẸ VỚI MỌI GIÁ?


             “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” là thông điệp chúng ta thường xuyên được nhắc nhở trên các kênh truyền thông, bạn tin vào điều đó nhưng liệu có khả năng bạn phải thực hiện bằng mọi giá, ít nhất trong 6 tháng đầu tiên?
        Sữa công thức không thể nói là không tốt, mặt khác còn tiên lợi và chủ động về nguồn dinh dưỡng. Những thành phần được giới thiệu đầy đủ trong sữa công thức sẽ khiến không ít bà mẹ vì lý do khách quan hay chủ quan sẵn sàng đánh đổi việc nuôi con bằng sữa mẹ, hoặc ít nhất cũng hạn chế sữa mẹ quá sớm đồng thời bổ sung sữa công thức.
        Chúng ta dễ chấp nhận cái “tốt” trong khi có một khoảng cách rất lớn với cái “tốt nhất” của sữa mẹ, giữa một sự phát triển khỏe mạnh hoàn toàn tự nhiên so với nguy cơ béo phì, dễ mắc bệnh vặt, sử dụng kháng sinh… một thể trạng sức khỏe phục thuộc vào Tân dược từ sớm vì “thiếu sữa mẹ” ít nhất trong 6 tháng đầu. Và hệ quả thực tế là tâm lý ngán ngẩm nuôi con của các bậc cha mẹ:

        1. Theo thống kê tại Việt Nam, chỉ khoản 16-19% các bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Đây là một thực tế cho thấy còn rất nhiều những khó khăn kể cả khách quan, và chủ quan nhận thức về sữa mẹ và sữa công thức. 

         Tỉ lệ trẻ em bú hoàn toàn bằng sữa mẹ từ 0-5 tháng chiếm 17% - năm 2011 – con số rất thấp theo tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị.
        (Nguồn: theo “Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ (MICS) được Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2011, có sự hỗ trợ từ GSO, UNICEF, UNFPA”)


        2. Vì thế tại Việt Nam, từ 2000 – 2010, tỷ lệ trẻ béo phì đã tăng 9,2 lần, tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ thấp liên quan trực tiếp đến gia tăng tỷ lệ béo phì, điều này đã được y học chứng minh rõ ràng. Hãy tránh xa khỏi nguy cơ này.


                         Tỉ lệ trẻ ít được bú sữa mẹ tăng cân nhanh sau 3 tuổi so với trẻ được bú sữa mẹ đầy đủ.

        3. Thiếu sữa mẹ là nguyên nhân làm suy giảm sức đề kháng có thể nói là nghiêm trọng của trẻ. Con bạn hay cảm, sổ mũi, bệnh theo thời tiết, bệnh đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa … bạn đổ lỗi cho môi trường thức ăn và hậu quả trẻ phải thường xuyên sử dụng thuốc Tây. Nhưng thực tế có những đứa trẻ khác khỏe mạnh hơn, không dễ dàng mắc các bệnh vặt. Tất cả là do sức đề kháng của trẻ, từ sữa mẹ là nguồn sức mạnh quan trọng mà bạn đã ban tặng cho con trong những năm tháng đầu đời. Nó còn ý nghĩa quan trọng cho sức khỏe con bạn trong suốt cuộc đời. 

        4. Trẻ bú sữa mẹ đầy đủ sẽ hình thành một hệ xương chắc khỏe. Trung bình có khoảng 200-340mg canxi trong 1 lít sữa mẹ. Canxi được sản xuất từ mô xương của cơ thể mẹ phân tách thành dạng canxi dễ hấp thụ cho con hơn bất kỳ dạng nào khác từ bên ngoài, đây là lợi thế vô cùng quan trọng của sữa mẹ trong việc đáp ứng đầy đủ canxi cho con bạn phát triển hệ xương chắc khỏe, là khởi đầu quan trọng để bé phát triển nhanh nhẹn và hiếu động, phát triển chiều cao và thể chất sau này. 

        5. Bạn có biết sữa mẹ là một thực phẩm “toàn năng”? Tất nhiên không gì có thể thay thế được sự hoàn hảo của sữa mẹ, sự thần kỳ này chỉ có thể nói là do “tạo hóa” đã mang lại những gì tốt nhất trong sữa mẹ, một sự phù hợp không thể thay thế cũng như không cải tiến thêm được. Sữa mẹ có đủ cả bốn nhóm thực phẩm cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí tuệ cho một cơ thể người. Chất đường trong sữa là đường lactose rất dễ tiêu hóa. Chất đạm trong sữa mẹ có giá trị sinh học rất cao nên cơ thê’sử dụng được hoàn toàn.


                                                        Sữa mẹ là một thực phẩm “toàn năng” 

        Sữa non: Được sản xuất trong vài ngày đầu tiên. Loại sữa này rất cô đặc, giàu chất đạm (protein) và những kháng thể. Sữa non lót ruột của trẻ sơ sinh và bảo vệ trẻ chống lại những vi khuẩn có hại. Nó dần dần giảm bớt khi sữa thuần thục của người mẹ tiết ra vào ngày thứ 3 – 5. 

                                                               Các dưỡng chất có trong sữa non

        Sữa đầu cữ bú: Được cất giữ trong các ngăn chứa và tiết ra vào giai đoạn đầu cho bú. Có nhiều sữa đầu cữ bú và nó giúp trẻ hết khát. 

        Sữa cuối cữ bú: Tiếp theo loại sữa đầu cữ bú là loại sữa chảy ra trong giai đoạn cuối cữ bú. Loại sữa này phong phú, nhiều chất kem và đầy đủ những vitamin tan trong mỡ – giống như quá trình chính sau khi dùng món khai vị súp loãng. Nhìn chung, trẻ cần cả 2 loại sữa đầu và cuối cữ bú. 

        Có thể chúng ta có nhiều lý do để bào chữa cho việc nuôi con không hoàn toàn bằng sữa mẹ, nhưng hãy nghĩ đến những lợi ích cho con bạn, nghĩ đến sự thiêng liêng của nguồn sữa mẹ. Sức khỏe thể chất và tinh thần của mỗi chúng ta phụ thuộc vào nguồn sữa mẹ trong 1000 ngày vàng đầu đời, trong đó 180 ngày đầu tiên được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nhưng chỉ có khoản 19% những người mẹ làm được điều này, còn bạn thì sao? 

        Sự nhọc công của người mẹ ngày đêm nuôi con bằng sữa mẹ chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng bằng sự phát triển toàn diện của trẻ, sự thoải mái và hạnh phúc của cha mẹ chính là được nhìn thấy con khỏe mạnh một cách hoàn toàn tự nhiên. Khi chúng ta càng lớn càng quan tâm đến tìm kiếm sức khỏe để sống khỏe tận hưởng cuộc sống. Khả năng rèn luyện sức khỏe của chúng ta chịu ảnh hưởng ít nhiều thể trạng sức khỏe từ những năm tháng đầu đời, một nền tảng “sống khỏe” từ nguồn sữa mẹ tuy chỉ trong thời gian ngắn nhưng có giá trị vàng ngọc với mỗi chúng ta trong suốt cuộc đời.

        Xem thêm: Giải pháp nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.


        Nguồn: Healthy-easy.com

        Cách Khắc Phục Các Vấn Đề Về Tuyến Sữa


        CÁC VẤN ĐỀ VỀ TUYẾN SỮA MẸ THƯỜNG GẶP –
        HƯỚNG KHẮC PHỤC


        Trong thời kì cho con bú, các mẹ khó tránh khỏi những khó khăn trong quá trình tiết sữa như quá ít sữa, tắc tia sữa, căng sữa, viêm ngực, nứt đầu ti…Lúc này các mẹ rất lo lắng, bối rối muốn nhanh chóng có lại sữa cho con…Vậy hướng giải quyết như thế nào để hiệu quả? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

        Mẹ ít sữa/thiếu sữa cho con/tắc tuyến sữa

        Có nhiều mẹ sinh thường nhưng lại ít sữa hơn các mẹ sinh mổ, hoặc trong quá trình cho con bú sữa ra rất ít. 

        Giải pháp: Mát-xa xung quanh bầu ngực thường xuyên trước khi cho bé bú bằng tay hoặc bằng máy hút sữa. Không vì mẹ ít sữa mà ngưng hẳn việc cho con bú. Vì làm như vậy sữa mẹ dần cạn và không ra nữa, do đó các mẹ tiếp tục cho con bú đến khi nào sữa ra nhiều. Đồng thời, các mẹ chú ý chế độ dinh dưỡng, nên ăn các thực phẩm lợi sữa như chân giò hầm đu đủ xanh, hoa chuối…



        Mẹ bị căng ngực do ứ sữa

        Hầu như các mẹ sau sinh từ 2-5 ngày đều có cảm giác căng tức ngực, nó có thể kéo dài đến 10 ngày, đây là hiện tượng của quá trình tạo sữa nuôi con. Nếu không có biện pháp giảm căng tức ngực thì dịch xung quanh tuyến sữa tụ lại, bầu sữa sưng lên dần dẫn đến bầu ngực của mẹ cũng cứng, hình thành những u cục, khi sờ nhẹ dễ thấy đau nhức, khó chịu, thỉnh thoảng có sốt nhẹ.

        Giải pháp: nguyên nhân tình trạng này do sữa về quá nhiều nhưng chưa được tiết ra ngoài, vì vậy mẹ cần cho bé bú liên tục, đủ cữ, khoảng 2-3h/lần. Mẹ cần chịu khó cho trẻ bú 10-12 lần/ngày, ban đêm thường 3h/bú một lần, nếu không muốn đánh thức bé dậy thì mẹ nên dùng dụng cụ hút sữa và trữ sữa cẩn thận. Cách bú là cho trẻ bút ít nhất 15 phút/bên vú, khi nào thấy vú nhẹ thì hãy chuyển sang vú còn lại vì để bé uống được hết sữa đầu và sữa cuối. 

        Ngoài ra, các mẹ còn có thể dùng nhiều cách khác như tắm nước ấm vòi hoa sen, chọn áo ngực chuyên dụng cho con bú hoặc áo rộng rãi để mặc, vì mặc áo chật ảnh hưởng đến bầu ngực, không mặc áo ngực thì ti sẽ bị tổn thương.

        Đầu ti bị nứt

        Nút đầu ti là hiện tượng thường xảy ra trong thời kì này. Nguyên nhân: da khô, thiếu sữa hoặc đặt bé bú sai tư thế. Lúc này có khả năng mẹ bị chảy máu nhẹ nhưng mẹ đừng lo lắng nhé.

        Giải pháp: đặt bé bú ở tư thế thích hợp và thay đổi thời gian mỗi lần bú cho bé, cho bé bú nhiều lần trong ngày và giảm thời gian mỗi cử bú. Sau khi bú xong để một ít sữa trên đầu ti và để khô tự nhiên, cách này giúp đầu ti không bị khô đột ngột. Hoặc mẹ có thể sử dụng mỡ lông cừu thoa lên đầu ti cũng rất hiệu nghiệm.

        Mẹ bị đau lúc đang cho bé bú

        Cho con bú mẹ có cảm giác đau ở đầu ngực là chuyện thường xảy ra nhưng thời gian đau không lâu. Nhưng nếu cảm giác này kéo dài hơn 1 phút thì các mẹ nên kiểm tra lại tư thế của bé.

        Giải pháp: Có thể miệng bé nhỏ so với ti hoặc bé chưa biết cách ngậm ti nên bé chỉ ngậm một phần nhỏ trên đầu ti. Mẹ nhẹ nhàng đưa ngón trỏ vào môi bé để gỡ miệng bé ra khỏi đầu ti, sau đó mẹ cù nhẹ vào cằm hoặc giỡn với bé sao cho bé mở miệng to hơn và để bé bú trở lại. Cách ngậm ti đúng là miệng bé phải ngậm sâu vào quầng vú, cằm và mũi chạm nhẹ vào bầu ngực mẹ. Lúc này mẹ không bị đau mà sữa tiết ra nhiều nhất. Nếu tư thế bú của mẹ đã đúng mà mẹ vẫn thấy đau thì núm vú của mẹ có thể bị khô, mẹ nên mặc áo rộng hơn và không được rửa núm bằng xà phòng.

        Mẹ bị viêm vú

        Đây là hiện tượng nhiễm trùng tương tự triệu chứng bệnh cúm như sốt, đau ngực. Nguyên nhân rất có thể do đầu ti bị nứt lâu hoặc bí tắc/ứ ống dẫn sữa. Viêm vú là viêm một phần nào đó trên vú, rất dễ lầm với hiện tượng căng ngực.

        Giải pháp: mẹ nên dùng thuốc theo toa của bác sỹ, chườm nóng ngực và hút hết sữa trong bầu ngực. Để hút hết sữa mẹ có thể cho con bú nhiều lần hoặc dùng máy hút sữa bằng tay hoặc điện cho đến khi cảm giác đau ngực giảm hẳn. Bệnh viêm ngực không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sữa nên mẹ cứ an tâm cho con bú.


        Trong thời gian cho con bú, nếu mẹ gặp các triệu chứng như sốt, ngực bị nhiễm khuẩn, cơ thể mệt mỏi kéo dài…thì nên khám bác sỹ chuyên khoa để giải quyết triệt để các bệnh.

        Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá có một không hai cho trẻ. Nhưng trong thời gian cho con bú, mẹ khó tránh khỏi các hiện tượng trên, mẹ nên kiên nhẫn và áp dụng đúng giải pháp trong mỗi trường hợp để nhanh hồi phục tuyến sữa. Giúp đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho bé và tốt cho cơ thể của mẹ.



        Thực Phẩm Giúp Mẹ Lợi Sữa



        CÁC LOẠI THỰC PHẨM GIÚP MẸ NHIỀU SỮA HƠN

        Trong thời kì cho con bú, lượng thức ăn mẹ nạp vào người sẽ chuyển đổi thành sữa cho con bú trước khi đi nuôi cơ thể. Do đó, cần chú trọng chọn nguồn dinh dưỡng thích hợp để vừa đủ sữa cho con vừa đảm bảo sức khỏe cho mẹ. Vậy chọn những loại thực phẩm nào đảm bảo hai yếu tố trên, chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc chi tiết trong nội dung dưới đây.

        1/ Các nhóm chất cần thiết để lợi sữa


        - Chất đạm: cần ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất đạm không trong quá trình mang thai và cho con bú. Liều lượng chất này dành cho bà mẹ Việt như sau: 6 tháng cuối trong thời gian mang thai cần > 15g/ngày; 6 tháng đầu cho con bú cần > 28g/ngày. Chất này thường có trong thịt, cá, mè đen, các loại đậu…

        - Chất béo: các axit béo được khuyến khích bổ sung là chuỗi axit béo không no chuỗi dài đa nối đôi (LC_PUFAs) như DHA, ARA – chất béo nảy ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí nào và thị lực của trẻ. Còn các loại chất béo khác không được khuyến cáo nên dùng.

        - Các vitamin và khoáng chất: vitamin và khoáng chất dường như không thể thiếu trong khoảng thời gian cho con bú. Đây là nhóm chất cơ bản để cơ thể bé phát triển. Thường có nhiều trong rau xanh, củ quả…

        - Chất lỏng: cần bổ sung nhiều chất này ví dụ như nước lọc, sữa, nước trái cây…, khoảng 2 lít mỗi ngày.

        Mẹ nên lựa chọn thức ăn nằm trong các nhóm chất này để đảm bảo lượng sữa cho con và năng lượng cho mẹ.

        2/ Các món ăn kết hợp cực nhiều sữa cho mẹ

        - Chân giò hầm đu đủ xanh: trong trái đu đủ xanh chứa nhiều protein, chất béo, các vitamin A, B, C, D…; chân giò chứa đạm, chất béo động vật rất lợi sữa cho mẹ. Món ăn này không chỉ giúp mẹ có nhiều sữa mà còn thông tắc tia sữa, trị tình trạng sữa quá loãng… Hàng ngày nếu mẹ kiên trì ăn món này thì sẽ thấy lượng sữa cải thiện rõ rệt. Nhưng đôi lúc mẹ sẽ ngán thì thay đổi các món sau nhé.




        - Hoa chuối luộc, trộn gỏi hoặc nấu với chân giò: dùng hoa chuối hột, chuối tây hoặc chuối tiêu sắt lát nhỏ, luộc chín và ăn hoặc có thể dùng trộn gỏi với đậu phộng (lạc), vừng, ăn liên tục 2-3 bữa sẽ hiệu nghiệm trong việc thông sữa vì trong hoa chuối có chất xơ, các vitamin tốt cho cơ thể mẹ. Hoặc mẹ có thể dùng hoa chuối nấu với chân giò (có thể cho thêm hạt sen nếu thích), nấu với tôm tươi… đều được. Thay đổi món ăn để mẹ không ngán mà vẫn có sữa nhiều cho con.



        - Hạt bí đỏ: hạt bí đỏ phơi khô, tách bỏ vỏ và lấy nhân giã nát để dành uống khi thấy đói. Ngày uống 2 lần vào sáng và tối, liều lượng tầm 15-20g/lần uống, mẹ nên kiên trì uống liên tục từ 3-5 ngày sẽ thấy hiệu quả.



        - Rau đay: ngay sau tuần đầu tiên sau sinh, mẹ có thể ăn hằng ngày 150-200gr loại rau này bằng cách luộc, nấu canh…; các tuần tiếp theo thì ăn hai lần/ tuần thì lượng sữa sẽ tăng lên đồng thời chất béo trong sữa cũng nhiều hơn.


        - Rau khoai lang: rau khoa lang hay còn gọi là rau lang rất dễ mua ngoài chợ hoặc tự trồng, rau này luộc hoặc xào hàng ngày sẽ giúp mẹ nhuận tràng và lợi sữa.



        - Rau ngót và rau má: lá rau ngót chứa nhóm vitamin A, B, C, canxi… Ăn rau ngót hàng ngày sẽ giúp các mẹ tăng lượng sữa, giảm nguy cơ viêm nhiễm, giúp co thắt dạ con. Có thể nấu canh hoặc giã lấy nước uống. Rau má có nhiều công dụng như nhiều sữa, kháng khuẩn, lưu thông khí huyết, giúp da dẻ hồng hảo, trẻ lâu. Mẹ có thể hãm rau má khô để uống thay nước hàng ngày hay dùng rau má tươi để nấu canh với thịt bò, thịt gà, thịt nạc thăn…





        - Trái cây như cam, việt quất, cà chua: sau khi sinh, mẹ cần bổ sung nhiều vitamin C hơn bình thường, do đó mẹ nên ăn hoặc uống nước cam để đạt lấy lại sức năng lượng, bổ sung khoáng chất. Đồng thời, không nên bỏ qua quả việt quất vì nó chứa nhiều chất chống oxi hóa, chất ngừa ung thư và lượng lớn vitamin và khoáng chất giúp da luôn tươi sáng, tăng cường sinh lực cho cơ thể.





         - Nước: nước là thành phần không thể thiếu trong thời điểm này. Nên nạp ít nhất 2 lít nước/ngày, mẹ có thể kiểm tra mình đủ nước hay chưa qua màu nước tiểu, nếu nước tiểu có màu vàng đậm thì mẹ cần uống nước gấp. Có thể dùng nước hoa quả thay cho nước lọc, tránh dùng chất có cafein như trà, cà phê…



        Có thể thấy các món ăn trên đều chứa các nhóm chất cần thiết cho mẹ để tăng tuyến sữa. Đảm bảo sữa cho con và sức khỏe cho mẹ trong giai đoạn này cần sự kiên trì trong ăn uống, vì mẹ rất dễ ngán khi lặp lại các món ăn. Ngoài ra, mẹ cần giữ tinh thần thoải mái để sữa tiết ra một cách tốt nhất. Hi vọng các mẹ sưu tầm thêm các món ăn mới giúp lợi sữa cho mình trong bài đọc này. Một người khỏe nhiều người vui!!!

        Tìm hiểu thêm: Giải pháp nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

        Nguồn: Healthy-easy.com

        Sự Kiện: Chia sẻ kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ

        Sự Kiện: Chia sẻ kinh nghiệm nuôi con
                                  bằng sữa mẹ

        Hưởng ứng tuần lễ nuồi con bằng sữa mẹ: Healthy Easy xin tổ chức sự kiện "Chia Sẻ Kinh Nghiệm Nuôi Con Nhỏ Bằng Sữa Mẹ Nhận Quà Hấp Dẫn Từ Healthy Easy"

        Thời gian chương trình: từ 15/07/2016 đến 08/08/2016

        Quà tặng từ chương trình "Chia Sẻ Kinh Nghiệm Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ Nhận Quà Hấp Dẫn Từ Healthy Easy" 


        Tặng 4 máy hút sữa bằng điện Sanity trị giá (1.250.000 VNĐ/máy) cho 4 bài chia sẻ của các cha mẹ hay nhất. 


        Hình thức chấm điểm

        4 bài viết có lượt: cảm xúc trái tim (yêu thích) + lượt share (chia sẻ) nhiều nhất sẽ nhận được máy hút sữa điện sanity - sản phẩm của Đức từ Healthy Easy.


        Đối Tượng Tham Gia

        - Các bạn đã lập gia đình, có con cái hoặc hoặc đang mang bầu
        - Độ tuổi (từ 25 - 36 tuổi)
        - Giới tính: (Nam và Nữ).

        Hình thức tham gia

        Các bạn viết bài chia sẻ kinh nghiệm của mình qua các chủ đề sau:
             1/ Thực trạng khi nuôi con bằng sữa mẹ (khó khăn, kinh nghiệm,....)
             2/ Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ (Bé lớn nhanh, bé thích hiếu động,...)
             3/ Mẹ gặp vấn đề về bình sữa, và hướng khắc phục.
             4/ Mẹ có kinh nghiệm về việc ăn uống hổ trợ cho kích thích tuyến sữa, cho sữa nhiều,.
             5/ Các bố bên cạnh động viên các mẹ trong những lúc khó khăn như thế nào?
        - Sau khi viết xong bạn gửi bài cho admin qua email (healthyeasy.info@gmail.com ) kèm theo địa chỉ facebook của bạn, tên hoặc nick name. (Các thông tin cá nhân ban tổ chức sẽ giữ bí mật cho các bạn)
        - Khi Admin nhận được bài viết của bạn sẽ kiểm duyệt và đăng lên web healthy-easy.com và đăng lên facebook.
        - Chúng tôi sẽ thông báo đến bạn qua facebook để cho bạn biết và theo dõi.
        Mọi thắc mắc bạn có thể gọi đến số điện thoại: (08) 22.600.006 - 0931.302.350 hoặc gửi tin nhắn đến email: healthyeasy.info@gmail.com

        Chia Sẻ: Cách Thức Giúp Mẹ Duy Trì Nguồn Sữa


        CHIA SẺ: NHỮNG CÁCH GIÚP MẸ 

        DUY TRÌ NGUỒN SỮA CHO CON


        Chắc hẳn các mẹ đã biết tầm quan trọng của sữa mẹ đối với sức khỏe của bé. Vậy làm sao mẹ có thể duy trì nguồn sữa liên tục để bé bú khi cần, tránh bị tắc tuyến sữa hay sữa tiết ra quá nhiều.


        Blog máy hút sữa Sanity xin chia sẻ với các mẹ các cách thức sau đây nhằm duy trì và kích thích tuyến sữa tiết ra tốt nhất.

        Những việc làm duy trì tuyến sữa:


        1. Để bé bú thường xuyên: bé bú càng nhiều thì lượng sữa tiết ra càng nhiều. Nên các mẹ đừng ngại cho bé bú nhé. Lúc đầu mẹ chưa có sữa nhưng cứ để bé ngậm ti, việc này kích thích tuyến sữa hoạt động, dần về sau sẽ có sữa.

        2. Mẹ ngủ đủ giấc: tranh thủ lúc con ngủ thì mẹ cũng nên ngủ. Giấc ngủ ngắn là thời gian giúp cho tuyến sữa hoạt động.

        3. Ăn uống thích hợp: năng lượng cho mẹ lúc cho con bú cần nạp 330calo/ngày, lượng calo này nhiều hơn lúc mang thai. Do đó, mẹ cần cố gắng ăn uống để có sữa cho con.

        4. Tăng cường cho bú đêm: bú đêm là biện pháp hữu hiệu dành cho các bà mẹ không có thời gian cho con bú ngày. Việc làm này hàng đêm giúp tuyến sữa không bị ngắt quãng, tiết ra đều đặn, đồng thời cung cấp đủ dưỡng chất cho bé.

        5. Vắt sữa trước khi đi làm: tại nơi làm việc thì các mẹ không thể cho con bú,do đó, trước khi đi làm các mẹ nên vắt sữa để dành trong tủ lạnh, cho bé bú dần. Mẹ có thể vắt sữa bằng tay hoặc dùng máy hút sữa. Vắt sữa trước khi đi làm rất tiện lợi cho mẹ: mẹ không lo con khát sữa, đồng thời lượng sữa trong người không bị cương lên tại nơi làm >> duy trì tuyến sữa điều đặn.





        Các thực phẩm tốt cho mẹ trong thời gian cho con bú:

        Theo kinh nghiệm dân gian, các món ăn sau đây giúp mẹ có nhiều sữa: chuối sứ, rau khoai lang, rau đay, đu đủ xanh hầm với chân giò, sung, hạt bí…
        Các món ăn này chứa nhiều dưỡng chất như: protein, chất béo, các loại vitamin A, B, C, D, E…, Ca, P, Fe, caroten, dẫn xuất không protein, khoáng toàn phần…

        Áp dụng những cách thức trên sẽ giúp mẹ có nhiều sữa hơn. Đồng thời, duy trì sữa tiết ra đều đặn, tránh bị tắc sữa, mất tuyến sữa.

        Tham gia chương trình chia sẻ nuôi con bằng sữa mẹ tại đây.

        Lợi Ích Của Việc Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ

        LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ


        Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho trẻ trong 6 tháng đầu đời. Theo tổ chức y tế thế giới – WHO  đã khuyến cáo các bà mẹ nên cho con bú trong khoảng thời gian này vì nó có tác động rất tốt đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

        Các lợi ích từ việc nuôi con bằng sữa mẹ:

        • Giảm nguy cơ về các triệu chứng dị ứng, hô hấp như hen suyễn.
        • Giảm nguy cơ xuất hiện các bệnh chàm.
        • Hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt vì sữa mẹ thân thiện với cơ quan tiêu hóa non nớt của trẻ. Vì sữa mẹ có các chất tạo thành bức tường ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào đường ruột.
        • Giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường và bệnh bạch cầu ở trẻ.
        • Giúp bé huyết áp ổn định và giảm nguy cơ béo phì.
        • Cung cấp toàn diện chất dinh dưỡng cho bé như chất đạm, chất bột đường, các vitamin và khoáng chất, các yếu tố vi lượng bé cần để phát triển theo từng giai đoạn khác nhau của bé.       Chẳng hạn như sữa non có nhiều dưỡng chất hơn, sữa trưởng thành lại có lượng dinh dưỡng khác. Sữa non giúp kích thích những chất cặn bã sót lại trong thời gian sống trong nước ối trong bụng mẹ.
        • Sữa mẹ giúp bé thông minh: trong sữa mẹ có chứa những axit béo không no chuỗi dài đa nối đôi như DHA, ARA, là thành phần chính giúp xây dựng và hoàn thiện não bộ và mắt của trẻ sơ sinh.
        • Giúp gắn kết tình mẹ con: khi bú mẹ, bé nằm trong vòng tay và hơi ấm của mẹ nên vô tình kết nối sợi dây tình cảm giữa mẹ và con.

        Nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời được tổ chức y tế thế giới khuyến cáo.


        Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá mà mỗi người mẹ nên cho con bú ít nhất 6 tháng đầu đời. Đặc biệt, nên cho con bú trong ngày đầu tiên là tốt nhất. Sữa mẹ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sự phát triển của bé. Không chỉ vậy, giúp tình cảm của mẹ và bé được tăng thêm.

        Xêm thêm: Máy hút sữa giúp mẹ duy trì tuyến sữa đều đặn.
                          Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng máy hút sữa.

        Cách Bảo Quản, Vệ Sinh Và Những Bộ Phận Dễ Hư Hỏng Khi Dùng Máy Hút Sữa Sanity


        CÁCH BẢO QUẢN, VỆ SINH VÀ NHỮNG BỘ PHẬN 

        DỄ HƯ HỎNG KHI SỬ DỤNG MÁY HÚT SỮA SANITY

        I. Cách vệ sinh máy hút sữa:

        1.1. Những lưu ý khi vệ sinh máy hút sữa điện và tay:
        •  Tháo rời thiết bị, làm sạch các bộ phận trong lần sử dụng đầu tiên.
        •  Sau mỗi lần sử dụng cần rửa sạch các bộ phận của máy hút sữa.
        • Trước khi sử dụng, cần đảm bảo các bộ phận tiếp xúc với ngực và sữa đã được vệ sinh.
        • Không tẩy rửa sản phẩm với dung môi hoặc các hóa chất mạnh, không sử dụng cọ rửa bình vì chúng có thể làm trầy hoặc vỡ các bộ phận của máy hút sữa. Nếu bất cứ bộ phận nào của máy bị trầy hoặc vỡ, hãy ngưng sử dụng chúng ngay lập tức.
        • Các phần chứa mạch điện và bộ đổi điện không thể tiệt trùng và rửa bằng nước, dùng vải khô hoặc khăn giấy có thể lau sạch bụi. (Đối với máy hút sữa điện.)
        • Ống không khí, nắp xilanh và nắp dưới xilanh phải được làm khô sau khi tiệt trùng trước mỗi lần sử dụng.
        • Không khử trùng ống PVC vì đây là ống dẫn khí, không tiếp xúc với sữa.
        1.2. Có nhiều cách để vệ sinh máy hút sữa:
        • Tiệt trùng bằng lo vi sóng: các bộ phận thuộc thân bơm và bình trữ sữa (nên dùng bình trữ sữa chuyên dụng trong trường hợp này).
        • Tiệt trùng bằng máy hấp: có thể tiệt trùng tất cả các bộ phận của máy hút sữa.
        • Rửa sản phẩm trong nước xà phòng ấm và súc lại trong nước sạch (sử dụng nước xà phòng dịu nhẹ).
        • Dùng ngăn đầu tiên của máy rửa bác đĩa để vệ sinh các bộ phận của máy hút sữa.
        >> Sau khi vệ sinh xong, đặt chúng lên một chiếc khăn sạch và để khô tự nhiên. Tránh để gần dung môi hoặc hóa chất mạnh. Không để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp dưới ánh mặt trời hoặc gần nguồn phát nhiệt.


        II. Cách bảo quản/an toàn trong quá trình dùng máy hút sữa:


        • Sử dụng và vệ sinh sản phẩm đúng quy định hướng dẫn để đảm bảo độ bền và an toàn cho người sử dụng cũng như sản phẩm.
        • Bảo quản sản phẩm ở nơi thoáng mát, có nhiệt độ thích hợp, tránh xa nơi có hóa chất, bụi bẩn, côn trùng…
        • Không tự ý thay đổi bất cứ thành phần nào của thiết bị.
        • Sử dụng phụ kiện chính hãng nếu muốn thay mới (có thể liên hệ trực tiếp đến nhà phân phối để đảm bảo chất lượng phụ kiện hoặc các chuyên gia).
        • Sử dụng đúng nguồn điện theo quy định đối với máy hút sữa điện Sanity: nguồn điện đầu vào: AC110-230V/50Hz-60Hz và đầu ra: DC6V,1A.
        • Không sử dụng máy hút sữa điện khi đang ngủ hoặc buồn ngủ.
        • Giữ tất cả sản phẩm xa tầm tay trẻ em, đảm bảo chúng không chơi với thiết bị.
        • Thiết bị này không dành cho những người có tinh thần suy giảm, hoặc thiếu kiến thức, trừ khi họ được một người chịu trách nhiệm về sự an toàn của họ giám sát hoặc hướng dẫn họ sử dụng.
        • Sản phẩm là thiết bị y tế gia dụng có mục đích là hút sữa, do đó, sản phẩm có thể dùng tại nhà và bất cứ đâu thuộc môi trường cư trú. Sản phẩm không dùng để chữa bệnh.  

        Phần Mạch Điện Không Được Tiệt Trùng Và Lau Bằng Khăn Uớt



        III. Cách bảo quản sữa mẹ sau khi hút:


        • Có thể trữ sữa mẹ ở nhiệt độ 40C trong khoảng thời gian 48h; 1-3 tháng trong ngăn đá tủ lạnh; 3-6 tháng trong tủ đông (thời gian này có thể làm giảm mất lượng kháng thể trong sữa).
        • Chừa một khoảng trống trong bình để dành cho sự giãn nở thể tích khi làm đông sữa.
        • Có thể trữ sữa trong ngăn mát tủ lạnh, trong túi giữ nhiệt cùng đá khô. (Để đá khô trong tủ lạnh để đá đông cứng lại, sau đó bỏ đá vào túi giữ nhiệt cùng với bình sữa, cách bảo quản này có thể kéo dài từ 8-10 tiếng).
        • Sữa có thể để trong bình trữ sữa bằng nhựa hoặc thủy tinh, túi trữ sữa.
        • Không để bình trữ sữa ở cửa tủ lạnh nhằm tránh bị rung lắc.
        • Để bảo tồn dinh dưỡng, hãy làm tan sữa trong ngăn mát của tủ lạnh qua đêm, hoặc dùng thiết bị hâm nóng sữa ở nhiệt độ 40oC.
        • Không dùng lò vi sóng để rã đông hay hâm nóng sữa.
        • Có thể dùng máy hấp chuyên dụng để hâm nóng sữa mẹ. Nếu bạn không có máy hấp, bạn làm ấm sữa bằng cách để bình sữa vào ly nước ấm và cho trẻ bú.
        • Không nên làm đông lạnh sữa lần thứ hai.
        • Không đặt sữa đông lạnh vào lo vi sóng hoặc trong nồi nước đang sôi (Vì lò vi sóng sẽ làm hủy hoại các chất kháng thể chống nhiễm trùng trong sữa mẹ. Ngoài ra, lò vi sóng có thể tạo ra các “hạt nóng” có thể gây phỏng con bạn).
        • Khi bạn làm lạnh sữa, chất béo trong sữa sẽ tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt. Khi bạn làm ấm sữa, bạn nên lắc đều để tái phân bố lại lớp chất béo này.
        • Cách sắp xếp bình sữa: xếp thành hàng ngang, bình ngoài cùng bên trái là bình cũ nhất, bình ngoài cùng bên phải là mới nhất. Ghi chú từng bình ngày hút để bé dùng từ cũ tới mới.

        IV. Những bộ phận quan trọng dễ bị hư hỏng trong quá trình vệ sinh và sử dụng:

        Đây là những bộ phận quan trọng, ảnh hưởng đến tiến trình hút sữa, nên khi vệ sinh và sử dụng cần lưu ý:
        •  Để lực hút tốt cần để phễu hút silicon che kín xung quanh bầu ngực.
        • Đảm bảo các mối nối giữa các bộ phận của sản phẩm được gắn khít với nhau.
        • Đối với máy hút điện:  Màng ngăn và van rất dễ bị bong tróc, vênh khi vệ sinh, do đó cẩn thận trong lúc làm sạch và bảo quản, đảm bảo:
                  - Màng ngăn van trắng nằm sát bề mặt đầu van để đảm bảo lực hút.
                  - Đảm bảo đầu van và màng ngăn sạch sẽ và không bị hỏng, bị vênh…
        • Các phần chứa mạch điện và bộ đổi điện không thể tiệt trùng và rửa bằng nước.
        • Ống không khí, nắp xilanh và nắp dưới xilanh, xilanh phải được làm khô sau trước khi sử dụng.
        • Không khử trùng ống PVC vì đây là ống dẫn khí, không tiếp xúc với sữa.
        • Đối với máy hút tay: van sillicon là bộ phận quan trọng để tạo lực hút và đẩy, nên:
                  - Van cần sạch sẽ và không bị hư hỏng.
                  - Khi đặt van sillicon vào thân bơm cần nhẹ tay.

        Máy Hút Sữa Bằng Tay Sanity


        Chia Sẻ Kinh Nghiệm Sử Dụng Máy Hút Sữa Điện


        CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỚI MẸ:
        SỬ DỤNG MÁY HÚT SỮA BẰNG ĐIỆN


        Trong giai đoạn cho con bú, không ít các mẹ gặp phải trường hợp tắc tuyến sữa, thiếu sữa, hoặc bị căng sữa do sữa ra quá nhiều con không kịp bú… Lúc này có thể nói máy hút sữa là “cứu cánh” cho các mẹ. Nhưng làm sao để sử dụng máy hút sữa – đặc biệt là  máy hút sữa bằng điện đúng cách để máy được bền và hiệu quả hơn? 

        Máy hút sữa Sanity sẽ chia sẻ với các mẹ những “kinh nghiệm được tích lũy” đối với máy hút sữa bằng điện sau đây:

         Kinh nghiệm chuẩn bị hút sữa và bảo quản phần mạch điện cho máy hút sữa:


        1/ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng kèm theo máy trước khi dùng (cách sử dụng, lắp ráp, vệ sinh, bảo hành…)

        2/ Sử dụng đúng điện áp quy định.
        Ví dụ: Máy hút sữa điện Sanity có quy định đầu vào AC110 -230V/50Hz-60Hz, đầu ra DC6V, 1A.

        3/ Chỉ dùng bộ chuyển đổi điện chính hãng dành riêng cho sản phẩm.

        4/ Không ngâm thiết bị chứa mạch điện trong nước hoặc lau bằng vải ẩm.

        5/ Không để sản phẩm bị ướt.

        6/ Không sử dụng khi đang ngủ hoặc buồn ngủ.

        7/ Giữ tất cả thành phẩn sản phẩm xa tầm tay trẻ em và đảm bảo chúng không chơi với thiết bị.

        8/ Rút ra khỏi nguồn điện khi không sử dụng.

        9/ Nếu bộ đổi điện AC bị hỏng, các mẹ nên mua thay thế bằng hàng chính hãng, không nên mua hàng không rõ nguồn gốc để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

        Kinh nghiệm trong khi hút sữa bằng máy hút sữa bằng điện:


        1/ Phễu chụp núm vú sẽ có nhiều kích cỡ khác nhau, vì thế nếu bạn cảm thấy chiếc phễu chụp quá nhỏ hoặc quá to so với núm vú của mình thì hãy liên hệ đến nơi mua để yêu cầu một chiếc phễu phù hợp hơn.

        2/ Trước khi hút sữa, các mẹ cần rửa sạch tay và vệ sinh cẩn thận dụng cụ sử dụng trong quá trình hút sữa.

        3/ Khi hút, đầu núm vú phải nằm giữa tâm của ống phễu, đồng thời đảm bảo màn che kín xung quanh vú.

        4/ Nếu hút sữa đúng cách thì bạn sẽ có cảm giác êm nhẹ như con đang bú. Nếu cảm thấy đau hay bất cứ dấu hiệu bất thường nào, hãy dừng ngay việc sử dụng máy và tới gặp chuyên gia.

        Trên đây là những kinh nghiệm các mẹ cần lưu ý khi sử dụng máy hút sữa bằng điện. Khi đã am hiểu về sản phẩm thì các mẹ sẽ dễ dàng điều khiển chúng theo ý muốn. Với tâm lý thoải mái thì dòng sữa tiết ra một cách tự nhiên, tốt cho bé uống.

        Máy Hút Sữa Điện Sanity Với Phần Mạch Điện Có Các
        Nút Điều Chỉnh Rõ Ràng, Dễ Sử Dụng