Những Khó Khăn Mẹ Thường Gặp Khi Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ


NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ VÀ NHỮNG 

KHÓ KHĂN CỦA MẸ

Nuôi con bằng sữa mẹ rất tốt cho trẻ, sữa mẹ cung cấp dinh dưỡng và một lượng kháng thể lớn từ cơ thể mẹ truyền qua cho trẻ. Lượng kháng thể này sẽ giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, chống chọi với điều kiện môi trường và các bệnh tật khi cơ thể của trẻ còn yếu. 
Hiện nay, việc mẹ không có đủ sữa cho con nhỏ là một vấn đề báo động ở Việt Nam. Nguyên nhân nào xảy ra hiện tượng này? Và các khó khăn trong việc nuôi con bằng sữa như thế nào? Mời các bạn xem qua các nguyên nhân dưới đây.

1/ Dấu hiệu có thể thấy rõ

  • Các mẹ sau khi sinh không tăng cân nhiều mà chỉ tăng cân dưới 500 gam/1 tháng, trọng lượng không thay đổi nhiều là dấu hiệu đáng quan tâm vì cho thấy cơ địa của các mẹ không phục hồi sau thời gian sinh. 
  • Các mẹ thường đi tiểu và nước tiểu cô đặc, dưới 6 lần/1 ngày cho thấy các mẹ thường thiếu dinh dưỡng cho cơ thể, kèm theo việc các mẹ ít bổ sung nhiều nước. 
  • Việc trẻ nhỏ bú mẹ nhưng trẻ cảm thấy không thoả mãn sau mỗi bữa bú trẻ sẽ khóc và bú nhiều lần. 
  • Trẻ khóc thường xuyên khóc do đói sữa và các mẹ phải cho bú các bữa bú quá gần nhau kèm theo thời gian bú kéo dài. 
  • Trẻ không chịu bú do trong sữa xuất hện mùi khó chịu. Khi các mẹ ăn các thực phẩm nhạy cảm. 
  • Trẻ đi ngoài phân rắn hoặc xanh do không được tiếp thu nhiều sữa và các vi tố dinh dưỡng thiết yếu, lượng kháng thể ít, trẻ dễ bệnh. 
Trẻ khó chịu khi bị đói sữa

2/ Cách xử trý khi các mẹ rơi vào tình trạng khang sữa cho con nhỏ

Đối với các mẹ không đủ sữa: 
  • Theo dõi các kỹ năng huấn luyện massage tuyến sữa để kích thích tuyến sữa sản sinh. Kết hợp với ăn uống bổ sung dinh dưỡng để tuyến sữa tiết ra điều độ. 
  • Quan sát và đánh giá bữa bú của trẻ để kiểm tra tư thế và cách ngậm bắt vú của trẻ, xem mẹ có cho con bú đúng tư thế hay không, nếu các tư thế cho trẻ bú tư thế nào kích thích tuyến sữa tiết ra nhiều thì nên giữ tư thế đó thường xuyên. 
  • Đánh giá tâm lý của các mẹ lúc cho trẻ bú, tâm trạng tốt sẽ cho sữa nhiều hơn, nếu tâm trạng căng thẳng sẽ dẫn đến tuyến sữa bị ức chế tiết sữa. 
  • Gặp bác sĩ nếu phát hiện đúng nguyên nhân như tâm lý, dinh dưỡng,... để được hướng dẫn đúng cách hơn. 

3/ Vấn đề thường gặp ở bầu sữa của các mẹ:

Núm vú tụt vào trong và lời khuyên
  • Trẻ bú từ vú chứ không phải từ núm vú, vì thế các mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn khi trẻ bú thì núm vú của các mẹ sẽ được kéo ra. Nên một phần núm vú bị tụt khiến các mẹ thường ít tự tin trong việc nuôi trẻ. 
  • Các mẹ nên kiên nhẫn giúp đặt trẻ vào vú mẹ sớm ngay sau sinh và giúp kích thích tuyến sữa khi sữa chưa kịp về 
  • Các mẹ nâng phần dưới vú bằng các ngón tay của mình và dùng ngón cái ấn nhẹ lên phần trên vú giúp cho quầng và núm vú nhô ra để trẻ ngậm bắt vú tốt hơn. 
Đau nhức hay nứt núm vú:
Nứt nẻ từ đầu núm đến xung quanh chân núm vú, có khi chảy máu, dẫn tới nhiễm trùng, khiến các mẹ hạn chế cho trẻ bú mẹ. Cách xử lý:
  • Mẹ không nên dừng cho con bú mà cần hỉnh lại cách ngậm bắt vú. Hãy bắt đầu với bên vú đau ít hơn. Các mẹ thử cho con bú theo nhiều tư thế khác nhau để trẻ tự tìm đến, ngậm bắt vú. 
  • Vắt vài giọt sữa xoa lên núm vú rồi để khô tự nhiên 
  • Không rửa vú bằng xà phòng hoặc bôi kem lên núm vú 
  • Không để vú bị căng sữa 
                                                                       Các tư thế cho bé bú

Cương tức – tắc tuyến sữa: Biểu hiện bầu vú sưng, nóng, đỏ, đau, da căng bóng và núm vú phẳng như bị tụt vào trong. Thường xảy ra vào ngày thứ 3-4 sau khi các mẹ mới sinh. Khi gặp các vấn đề này các mẹ nên dùng các cách sau đây: 
  • Đắp khăn lạnh lên vú để giảm sưng nhanh 
  • Cho trẻ bú liên tục để tuyến sữa được giải phóng 
  • Cho bú cả hai bên bầu vú của các mẹ 
  • Chỉnh lại cách ngậm bắt vú của trẻ 
  • Massage nhẹ bầu vú giúp cho sữa lưu thông (dân gian thường lấy lược chải nhẹ trên 2 bầu vú từ trên xuống) 
  • Ấn vào chỗ quầng thâm để giảm sự căng cứng giúp trẻ ngậm bắt vú tốt hơn 
  • Vắt bớt sữa ra để giảm áp lực giúp trẻ bú dễ dàng hơn. 
Tắc tia sữa biến chứng viêm vú: Biểu hiện bầu vú sưng cứng, rất đau, da đỏ từng mảng, toàn thân không khỏe, sốt. Khi gặp các dấu hiệu trên các mẹ nên.
  • Tiếp tục cho trẻ bú để kích thích tuyến sữa hoạt động tạo sữa. 
  • Cho trẻ bú ở nhiều tư thế khác nhau sao cho lưỡi và cằm của trẻ áp gần vào vùng da tấy đỏ. 
  • Lưỡi và cằm của trẻ sẽ mát xa vùng viêm giúp lưu thông sữa tại các vùng này, khiến các tuyến sữa được kích thích tránh tắc nghẽn. 
  • Nếu căng sữa quá trẻ khó bú: dùng máu hút sữa để hút sữa ra nhằm kích thích tuyến sữa. Sau 24 giờ mà các mẹ thấy không đỡ thì các mẹ nên đến cơ sở y tế

Nguồn: Healthy-easy.com




        Share this

        Related Posts