CÁCH BẢO QUẢN, VỆ SINH VÀ NHỮNG BỘ PHẬN
DỄ HƯ HỎNG KHI SỬ DỤNG MÁY HÚT SỮA SANITY
I. Cách vệ sinh máy hút sữa:
1.1. Những lưu ý khi vệ sinh máy hút sữa điện và tay:- Tháo rời thiết bị, làm sạch các bộ phận trong lần sử dụng đầu tiên.
- Sau mỗi lần sử dụng cần rửa sạch các bộ phận của máy hút sữa.
- Trước khi sử dụng, cần đảm bảo các bộ phận tiếp xúc với ngực và sữa đã được vệ sinh.
- Không tẩy rửa sản phẩm với dung môi hoặc các hóa chất mạnh, không sử dụng cọ rửa bình vì chúng có thể làm trầy hoặc vỡ các bộ phận của máy hút sữa. Nếu bất cứ bộ phận nào của máy bị trầy hoặc vỡ, hãy ngưng sử dụng chúng ngay lập tức.
- Các phần chứa mạch điện và bộ đổi điện không thể tiệt trùng và rửa bằng nước, dùng vải khô hoặc khăn giấy có thể lau sạch bụi. (Đối với máy hút sữa điện.)
- Ống không khí, nắp xilanh và nắp dưới xilanh phải được làm khô sau khi tiệt trùng trước mỗi lần sử dụng.
- Không khử trùng ống PVC vì đây là ống dẫn khí, không tiếp xúc với sữa.
- Tiệt trùng bằng lo vi sóng: các bộ phận thuộc thân bơm và bình trữ sữa (nên dùng bình trữ sữa chuyên dụng trong trường hợp này).
- Tiệt trùng bằng máy hấp: có thể tiệt trùng tất cả các bộ phận của máy hút sữa.
- Rửa sản phẩm trong nước xà phòng ấm và súc lại trong nước sạch (sử dụng nước xà phòng dịu nhẹ).
- Dùng ngăn đầu tiên của máy rửa bác đĩa để vệ sinh các bộ phận của máy hút sữa.
II. Cách bảo quản/an toàn trong quá trình dùng máy hút sữa:
- Sử dụng và vệ sinh sản phẩm đúng quy định hướng dẫn để đảm bảo độ bền và an toàn cho người sử dụng cũng như sản phẩm.
- Bảo quản sản phẩm ở nơi thoáng mát, có nhiệt độ thích hợp, tránh xa nơi có hóa chất, bụi bẩn, côn trùng…
- Không tự ý thay đổi bất cứ thành phần nào của thiết bị.
- Sử dụng phụ kiện chính hãng nếu muốn thay mới (có thể liên hệ trực tiếp đến nhà phân phối để đảm bảo chất lượng phụ kiện hoặc các chuyên gia).
- Sử dụng đúng nguồn điện theo quy định đối với máy hút sữa điện Sanity: nguồn điện đầu vào: AC110-230V/50Hz-60Hz và đầu ra: DC6V,1A.
- Không sử dụng máy hút sữa điện khi đang ngủ hoặc buồn ngủ.
- Giữ tất cả sản phẩm xa tầm tay trẻ em, đảm bảo chúng không chơi với thiết bị.
- Thiết bị này không dành cho những người có tinh thần suy giảm, hoặc thiếu kiến thức, trừ khi họ được một người chịu trách nhiệm về sự an toàn của họ giám sát hoặc hướng dẫn họ sử dụng.
- Sản phẩm là thiết bị y tế gia dụng có mục đích là hút sữa, do đó, sản phẩm có thể dùng tại nhà và bất cứ đâu thuộc môi trường cư trú. Sản phẩm không dùng để chữa bệnh.
Phần Mạch Điện Không Được Tiệt Trùng Và Lau Bằng Khăn Uớt |
III. Cách bảo quản sữa mẹ sau khi hút:
- Có thể trữ sữa mẹ ở nhiệt độ 40C trong khoảng thời gian 48h; 1-3 tháng trong ngăn đá tủ lạnh; 3-6 tháng trong tủ đông (thời gian này có thể làm giảm mất lượng kháng thể trong sữa).
- Chừa một khoảng trống trong bình để dành cho sự giãn nở thể tích khi làm đông sữa.
- Có thể trữ sữa trong ngăn mát tủ lạnh, trong túi giữ nhiệt cùng đá khô. (Để đá khô trong tủ lạnh để đá đông cứng lại, sau đó bỏ đá vào túi giữ nhiệt cùng với bình sữa, cách bảo quản này có thể kéo dài từ 8-10 tiếng).
- Sữa có thể để trong bình trữ sữa bằng nhựa hoặc thủy tinh, túi trữ sữa.
- Không để bình trữ sữa ở cửa tủ lạnh nhằm tránh bị rung lắc.
- Để bảo tồn dinh dưỡng, hãy làm tan sữa trong ngăn mát của tủ lạnh qua đêm, hoặc dùng thiết bị hâm nóng sữa ở nhiệt độ 40oC.
- Không dùng lò vi sóng để rã đông hay hâm nóng sữa.
- Có thể dùng máy hấp chuyên dụng để hâm nóng sữa mẹ. Nếu bạn không có máy hấp, bạn làm ấm sữa bằng cách để bình sữa vào ly nước ấm và cho trẻ bú.
- Không nên làm đông lạnh sữa lần thứ hai.
- Không đặt sữa đông lạnh vào lo vi sóng hoặc trong nồi nước đang sôi (Vì lò vi sóng sẽ làm hủy hoại các chất kháng thể chống nhiễm trùng trong sữa mẹ. Ngoài ra, lò vi sóng có thể tạo ra các “hạt nóng” có thể gây phỏng con bạn).
- Khi bạn làm lạnh sữa, chất béo trong sữa sẽ tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt. Khi bạn làm ấm sữa, bạn nên lắc đều để tái phân bố lại lớp chất béo này.
- Cách sắp xếp bình sữa: xếp thành hàng ngang, bình ngoài cùng bên trái là bình cũ nhất, bình ngoài cùng bên phải là mới nhất. Ghi chú từng bình ngày hút để bé dùng từ cũ tới mới.
IV. Những bộ phận quan trọng dễ bị hư hỏng trong quá trình vệ sinh và sử dụng:
Đây là những bộ phận quan trọng, ảnh hưởng đến tiến trình hút sữa, nên khi vệ sinh và sử dụng cần lưu ý:- Để lực hút tốt cần để phễu hút silicon che kín xung quanh bầu ngực.
- Đảm bảo các mối nối giữa các bộ phận của sản phẩm được gắn khít với nhau.
- Đối với máy hút điện: Màng ngăn và van rất dễ bị bong tróc, vênh khi vệ sinh, do đó cẩn thận trong lúc làm sạch và bảo quản, đảm bảo:
- Đảm bảo đầu van và màng ngăn sạch sẽ và không bị hỏng, bị vênh…
- Các phần chứa mạch điện và bộ đổi điện không thể tiệt trùng và rửa bằng nước.
- Ống không khí, nắp xilanh và nắp dưới xilanh, xilanh phải được làm khô sau trước khi sử dụng.
- Không khử trùng ống PVC vì đây là ống dẫn khí, không tiếp xúc với sữa.
- Đối với máy hút tay: van sillicon là bộ phận quan trọng để tạo lực hút và đẩy, nên:
- Khi đặt van sillicon vào thân bơm cần nhẹ tay.
Máy Hút Sữa Bằng Tay Sanity |